Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không? Cần thủ tục giấy tờ gì?

Chồng gửi tiết kiệm thì vợ có rút được không? Nếu muốn rút tiền thì cần những điều kiện, thủ tục giấy tờ gì? Đây là những thắc mắc được gởi về khá nhiều trong hộp thư online nhờ fmi.vn giải đáp. Sau đây mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết để tìm được lời giải đáp cụ thể, chính xác nhất nhé.

Chồng gởi tiết kiệm vợ có rút được không?

Để gởi và rút tiền tiết kiệm thì bạn phải thực hiện khá nhiều thủ tục giấy tờ. Không phải ai cũng có thể rút tiền tiết kiệm của một tài khoản cá nhân nào đó. Tuy nhiên nếu chồng gửi tiết kiệm thì vợ có rút được hay không? Có cần phải thực hiện các thủ tục nào hay không?

Theo điều 17 Quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN (được sửa đổi và bổ sung theo sửa đổi, bổ sung của Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN và Thông tư số 04/2011/TT-NHNN của Thống độc Ngân hàng Nhà nước) thì thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự. Đồng thời phải tuân thủ theo cấc văn bản pháp luật có liên quan.

chong-goi-tiet-kiem-vo-co-rut-duoc-khong
Chồng gởi tiết kiệm vợ có rút được không?

Chồng gởi tiết kiệm vợ muốn rút thì phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Vợ và chồng cùng đứng tên 1 sổ tiết kiệm.
  • Vợ phải có giấy ủy quyền thực hiện rút tiền tiết kiệm của chồng.
  • Trong trường hợp chồng bị đột quỵ hoặc mất đột ngột, vợ muốn rút tiền tiết kiệm của chồng thì phải có giấy thừa kế hay còn gọi là di chúc.

Nếu trong trường hợp không thuộc 3 trường hợp trên thì vợ có rút được tiền tiết kiệm của chồng không? Nếu chồng qua đời đột ngột và không để lại di chúc thì số tiền tiết kiệm đó được xử lý như thế nào? Trong trường hợp này thì sẽ làm phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật đối với những người sau đây: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của chồng.

Cho nên nếu vợ đến ngân hàng và làm thủ tục xin rút tiền thì ngân hàng sẽ từ chống và yêu cầu làm các thủ tục thừa kế phù hợp. Trong trường hợp chồng gởi tiền tiết kiệm trong thời kỳ hôn nhân thì đây cũng được xem là tài sản chung của vợ, chồng. Đây cũng được xem là một trong những vấn đề sẽ được cân nhắc trong quá trình thảo luận phân chia tài sản.

Để làm thủ tục thừa kế giữa những người thừa kế thì cần phải lập thỏa thuện phân chia di sản thừa kế. Sổ tiết kiệm chính là phần di sản và thỏa thuận phân chia si sản thì phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng theo pháp luật.

Trong quá trình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì mỗi người được thừa kế sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền thừa kế. Sau đó người thừa kế chỉ cần đem giấy tờ có xác nhận đến ngân hàng để rút di sản thừa kế tức là tiền tiết kiệm của người để lại theo trình tự, thủ tục và hướng dẫn của ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Quy định thừa kế theo pháp luật nếu người người tiền tiết kiệm không để lại di chúc

Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Cần thủ tục giấy tờ gì để vợ rút tiền tiết kiệm của chồng

Nếu trong trường hợp vợ và chồng không đồng sở hữu một tài khoản tiết kiệm thì vợ muốn rút tiền tiết kiệm của chồng phải thuộc 1 trường hợp sa đây:

Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế

Nếu chồng qua đời, đột quỵ đột ngột có để lại di chúc để tiền tiết kiệm lại cho vợ thì người vợ có thể thực hiện các thủ tục giấy tờ như sau:

Bạn xuất trình thẻ tiết kiệm của chồng ra.

Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực.

Các loại giấy tờ uy quyền của các đồng thừa kế nếu là người đại diện cho các đồng thừa kế lãnh thay.

Bản chính hoặc bản sao Giấy chứng tử của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Hoặc cũng có thể sử dụng bản chính hoặc bản sao giấy quyết định của Tòa án tuyên bố một người đã chết.

Trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì phải có bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực bản di chúc hợp pháp.

Nếu như trong trường hợp thừa kế di sản theo pháp luật thì phải có bản chính hoặc bản sao có công chứng bản án, quyết định đã có hiệu lựa pháp luật của tòa án về thừa kế. Hoặc có thể sử dụng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản của những người thừa kế hoặc văn bản khai nhận si sản được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (nếu có).

Sau khi đã chứng thực về quyền thừa kế di sản là tiền tiết kiệm thì ngân hàng sẽ đưa các giấy tờ cần thiết để bạn ký vào.

Còn nếu như người gửi tiền tiết kiệm không còn người thừa kế hợp pháp thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý toàn bộ số tiền gốc và lãi tiền tiết kiệm theo quy định của pháp luật.

Rút tiền gửi tiết kiệm theo giấy ủy quyền

Nếu như chồng vẫn còn sống và không thể trực tiếp đến ngân hàng rút tiền được thì có thể ủy quyền cho vợ đi rút tiền tiết kiệm. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật và ngân hàng mà người chồng đã gởi tiền tiết kiệm.

Bạn tiến hành xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp cho nhân viên ngân hàng. Giấy ủy quyền phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định pháp luật.

Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của người được ủy quyền. Sau đó bạn sẽ ký vào giấy rút tiền và các giấy tờ liên quan khác do nhân viên ngân hàng cung cấp. Sau khi hoàn thành các thủ tục giấy tờ thì ngân hàng sẽ cho phpes bạn rút tiền.

Xem thêm website kiến thức tài chính, đầu tư, kinh doanh, kiếm tiền online: KienThucTaiChinh.Org

Hiện nay, việc gởi tiền tiết kiệm đã không còn quá xa lạ với mọi người nữa. Tuy nhiên sẽ có nhiều tình huống phát sinh sau này do đó bạn nên tìm hiểu các vấn đề một cách rõ ràng để tránh rủi ro. Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không? Cần thủ tục giấy tờ gì? Hi vọng đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích dành cho tất cả mọi người.

Xem thêm: