Vay tiền online không trả phạm tội gì, có bị đi tù không

Là một trong những hình thức tín dụng được nhiều người sử dụng trong thời gian gần đây, vay tiền online nhanh chóng và rất thuận tiện. Tuy nhiên, hình thức vay vốn mới này lại đang nhận về rất nhiều băn khoăn và thắc mắc của người dùng. Vậy, khi vay vốn online không trả người dùng sẽ mắc tội gì ? Liệu họ có di tù hay không ? Những thông tin giải đáp của fmi.vn dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về điều này đấy!

Vay tiền online là gì?

Vay tiền online được hiểu là hình thức vay tiền mà ở đó cả người vay và người cho vay đều không gặp mặt nhau. Thông thường khi vay vốn sẽ dựa vào thỏa thuận của 2 bên, dựa trên căn cứ về sự uy tín của người đi vay. Trong hình thức này bên cho vay thường là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính và bên vay vốn là cá nhân.

Hình thức vay tiền online được đánh giá mà một trong những hình thức vay vốn có thể xảy ra tình trạng nợ xấu do không kiểm soát chặt chẽ những điều kiện vay. Mặc dù hình thức này mang lại sự nhanh chóng, thuận tiện, số tiền vay có thể lên đến con số rất lớn nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khi mà người vay không đủ khả năng tri trả, phải thế chấp hoặc cầm cố tài sản để gán nợ.

Vay tiền online không trả có mắc tội gì không ?

Theo quy định tại điều 373 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp ( vay bằng sự uy tín của người vay) phải được lập thành văn bản rõ ràng. Tại văn bản này phải có thông tin có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay đối với bên cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm).

Là hình thức còn tương đối mới nên hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể với những trường hợp vay tiền online cần phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, với những trường hợp vay vốn online không trả được nợ hoặc cố tình không trả nơ sẽ được pháp luật về dân sự điều chỉnh. Lúc này, bản hợp đồng vay tiền online nhanh giữa người đi vay vốn và tổ chức cho vay được chuyển thể thành bản hợp đồng vay tài sản có kì hạn và có lãi suất. Đây là thông tin đã được quy định tại điều 471 Bộ luận Dân Sự năm 2005 về hợp đồng vay tài sản. Cụ thể:

 “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Chiểu theo quy định này của Luật Dân Sự, khi hợp đồng vay đến hạn người vay cần có nghĩa vụ phải trả nợ theo quy định tại điều 474 BLDS 2005 về nghĩa vụ trả nợ của bên cho vay ( ngân hàng hay một tổ chức tín dụng) :

– Người vay có trách nhiệm phải trả đủ tiền khi đến hạn nếu hình thức vay là tiền mặt. Trong trường hợp hình thức vay là tài sản khác thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác có xuất hiện trong hợp đồng.

– Trong trường hợp bên vay không đủ khả năng trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ và nhận được sự đồng thuận từ bên cho vay.

– Trong trường hợp vay nóng online không tính lãi suất mà khi đến thời hạn phải trả nợ nhưng bên vay không có khả năng chi trả thì số tiền sẽ được tính cộng thêm lãu suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Mức lãi xuất này sẽ tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

6 lưu ý quan trọng trước khi quyết định vay tiền online trực tuyến

– Nếu vay tiền online theo thể thức vay có lãi mà khi đến thời hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo đúng quy định của pháp luật. Mức lãi suất cộng dồng này sẽ được công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

– Nếu khi đến hạn mà bạn không trả nợ theo đúng cam kết với bên cho vay thì hoàn toàn có khả năng chịu khởi kiện. Tòa án sẽ xem xét thực trạng vụ việc và yêu cầu bên vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nghĩa vụ tài sản và cả khoản lãi chậm trả.

– Trong trường hợp người đi vay vẫn cố tính không trả nợ hoặc bỏ trốn tại nơi cứ trú thì Tòa án sẽ tiến hành thi hành cưỡng chế: phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản để thanh lý, gán nợ, trả lại số tiền cho bên đã cho vay.

Xem thêm: Nói vay tiền online không trả pháp luật bó tay có đúng không

Cưỡng chế thi hành án khi không trả tiền vay online như thế nào?

Trong trường hợp bạn vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng vay vốn online hoặc trực tiếp rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn được coi là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Khi phạm phải điều này chắc chắn bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định như sau:

 “Người có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 40 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nặng nề hoặc đã từng bị pháp luật xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản trước đó hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản đang trong thời gian ghi án tích, chưa được xóa và tiếp tục vi phạm thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm tùy theo từng mức độ vi phạm.”

Lời khuyên khi vay tiền online là gì?

Vay tiền online là hình thức còn khá mới mẻ nhưng bạn không nên sử dụng nó một cách bừa bãi và không có chủ đích. Nếu bạn có ý định rằng đi vay tiền và từng suy nghĩ rằng mình sẽ không trả thì tốt nhất không nên sử dụng đến khoản vay này. Bởi lẽ:

– Vay vốn online khá dễ dàng nhưng bạn sẽ rất khó để vay nếu như không có nguồn thu nhập ổn định tại thời điểm đề xuất nhu cầu vay vốn

– Việc vay vốn không trả có thể khiến bạn phải chịu các truy cứu về trách nhiệm dân sự, phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

– Thậm chí, nếu vay vốn online từ những quỹ tín dụng đen đang núp bóng dưới rất nhiều hình thức hỗ trợ tài chính, việc bạn không trả nợ hoặc không còn khả năng chi trả sẽ rất dễ khiến mình rơi vào nguy hiểm. Nếu một đơn vị nào đó chấp nhận có bạn vay mà không cần đến các chứng minh về thu nhập, khả năng chi trả thì bạn hãy cẩn trọng vì đôi khi đó chính là những tổ chức tín dụng đen và hậu quả nếu bạn không trả tiền cho chúng là rất khủng khiếp. Hiên nay, các tổ chức tín dụng đen này đang áp dụng rất nhiều hình thức đòi nợ nguy hiểm: đe dọa, cho người phá phách, đâm chém,…

Hy vọng với những thông tin và lời khuyên về vấn đề vay tiền online mà fmi.vn cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về hình thức vay vốn này. Hãy có một kế hoạch vay tiền thông minh đồng thời sử dụng khoản vay hợp lý để phát triển kinh tế bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: