Vàng PVD là gì, có tốt không, có nên mạ vàng pvd hay không ?

Hiện nay người ta sử dụng công nghệ mạ vàng PVD để thay thế cho cách mạ xi truyền thống nên ngày càng có rất nhiều các sản phẩm mạ vàng được giới thiệu đến quý khách hàng, từ những đồ vật gia dụng đến các phụ kiện hay những món đồ dùng hiện đại… Vậy vàng PVD là gì, có tốt không, có nên mạ vàng PVD không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.

Vàng PVD là gì?

PVD (Physical Vapour Deposition) thực chất chỉ là tên gọi của một quá trình công nghệ. Công nghệ PVD là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý, được thực hiện dưới điều kiện chân không. Là một quá trình tráng chân không làm bay hơi kim loại rắn thành plasma của các nguyên tử hoặc phân tử, hơi đó có thể lắng đọng như một lớp phủ hiệu suất cao trên nhiều chất nền khác nhau. Tầng phủ này gồm tổng hợp nhiều loại kim loại như  Nhôm, Titan, thép… tạo nên tổng màu giống như vàng nên người ta hay gọi là vàng PVD. Độ dày của lớp phủ này từ 0,25 micron đến 5 micron.

Điều đáng chú ý là kim loại được sử dụng trong công nghệ mạ vàng PVD có thể không phải là vàng, hoặc sẽ có một lượng vàng thật rất mỏng, chỉ khoảng 23,5 carats có mặt trong cấu trúc này. Bằng công nghệ PVD sẽ có nhiều màu được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại khí có độ tinh khiết cao. Ví dụ khi kết hợp với các kim loại khác nhau trong đó có Kẽm cho màu vàng sáng (vàng Ý), Chrome cho màu xám, màu vàng hồng, màu xanh nước biển…

Quy trình mạ vàng PVD được thực hiện như thế nào?

Quy trình mạ diễn ra trong 4 giai đoạn: bốc hơi kim loại; vận chyển ion; phản ứng và lắng đọng. Quy trình cụ thể được thuyết minh như sau:

  • Bốc hơi kim loại (evaporation): đây là bước mà kim loại được chuyển từ thể rắn sng thể hơi. Các nguyên tử kim loại điện cực Titanium, Zirconium, Chrome … bị tách rời ra khỏi các điện cực do sự hội tụ năng lượng nguồn tại điểm catot, điểm catot di chuyển trên bề mặt catot làm cho nó phá vỡ liên kết tinh thể, tan chảy và bốc hơi. Những nguyên tử kim loại Ti, Zr, Cr… va chạm với các điện tử và các ion khác có trong môi trường plasma để trở thành những ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++, Cr++…
  • Vận chuyển (transportation): đây là quá trình mà các ion dưới tác dụng của điện trường sẽ di chuyển đến sản phẩm cần mạ.
  • Phản ứng (Reaction): là quá tình mà các ion kim loại điện cực Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++, Cr++… được vận chuyển kết hợp với các ion của khí tạo thành hỗn hợp khí có màu sắc của lớp phủ. Tương ứng với các phản ứng tạo ra các hợp chất khác nhau cho ra các màu sắc khác nhau trong quá trình mạ PVD.
  • Lắng đọng (deposition): là quá trình lắng đọng các hợp chất kim loại – khí (TiN, TiCN, ZrN, CrN, CrC…) để tạo ra lớp phủ trên bề mặt sản phẩm.

Vàng PVD có tốt không?

Để trả lời cho câu hỏi vàng PVD có tốt không? chúng ta hãy cùng điểm qua một vài điểm sau đây nhé:      

  • Mạ vàng PVD giúp sản phẩm được mạ trở nên đẹp hơn và bền hơn gấp 2 đến 3 lần so với khi không mạ. Đơn giản vì cấu trúc kim loại nhiều tầng giúp sản phẩm mạ vàng PVD được ma sát tốt hơn, khó bị trầy xước hay ăn mòn khi tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn…
  • Những thiết bị hiện đại có thể điều khiển quá trình mạ chính xác và giao diện đồ họa máy tính để đảm bảo cho lớp mạ được đồng nhất từ lô này sang lô khác. Lớp mạ  PVD có độ bám dính tốt, lớp phủ đồng nhất nên sản phẩm có bề mặt mạ vàng đẹp, mịn hơn và có tính thẫm mỹ cao hơn.
  • Mạ vàng PVD có quy trình thực hiện đơn giản, thân thiện với môi trường hơn so với những kỹ thuật mạ xi truyền thống. Bởi vì quá trình mạ vàng PVD hầu như không để lại lượng hóa chất thừa, cũng không tạo ra chất độc hại nào trong quá trình thực hiện.
  • Mạ vàng PVD có thể phủ một loạt các vật liệu nền dễ dàng, đặc biệt là các vật liệu nhạy cảm với nhiệt như nhựa hoặc kẽm. Một lò mạ PVD lớn có thể phủ được những sản phẩm có kích thước lớn, hình dạng phức tạp.
  • Việc kết hợp mạ PVD với lõi thép không gỉ sẽ cho ra đời các sản phẩm cứng cáp từ trong ra ngoài. Điển hình nhất là sự kết hợp mạ PVD với inox 304 trong ngành gia công inox nội thất.
  • Có khả năng lắng đọng được một loạt các kim loại như: Zirconium (ZrN, ZrCN), Chromium (CrN, CrCN) và Titanium (TiN, TiCN, TiZrN).

Tuy được đánh giá cao về tính ưu việt nhưng kẻ thù lớn nhất của những sản phẩm mạ vàng đó chính là mồ hôi của cơ thể. Trong mồ hôi chứa rất nhiều loại nguyên tố hóa học, đặt biệt là muối. Lượng muối này khi bám vào lớp mạ vàng sẽ làm cho sản phẩm bị phai màu và không còn được bóng bẩy, sang trọng nữa.

Vậy có nên mạ vàng PVD không?

  • Mạ vàng PVD được coi là công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay trên Thế Giới,  là một quá trình thân thiện với môi trường, làm cho bề mặt sản phẩm đẹp và bền hơn mà lại kéo dài được tuổi thọ của vật liệu lên gấp 2-3 lần so với khi không phủ. Hiện nay người ta áp dụng công nghệ này rất nhiều trên các thiết bị gia dụng, ống nước, khung cửa, lan can, trang trí ô tô, thiết bị thể thao, dụng cụ y tế, phụ tùng cho thiết bị điện tử, linh kiện điện thoại hay các thiết bị chiếu sáng trong nhà, ngoài trời, các yếu tố kiến trúc…
  • Quá trình mạ PVD có ưu thế hơn so với các công nghệ khác như sơn tĩnh điện và mạ điện. Bất kỳ vật liệu nào được làm từ Nickel, Chrome hay inox  sẽ tốt hơn khi được mạ PVD. Vật liệu mạ phổ biến nhất hiện nay là đồng thau, kẽm, thép, nhôm. Lớp mạ PVD có thê sử dụng được trên bề mặt bóng gương hay bề mặt xước.
  • Tuy nhiên, lớp mạ PVD sẽ không được làm đầy như mạ điện nên vẫn sẽ nhìn thấy được bề mặt không hoàn hảo sau quá trình mạ. PVD sẽ không che phủ được các vết trầy xước trên mạ chrome.

So với mạ phương pháp mạ xi truyền thống thì mạ vàng PVD  hiện nay được sử dụng rất phổ biến sản phẩm mạ đều màu, mịn và bền hơn. Lớp phủ đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng cao hơn so với công nghệ mạ vàng truyền thống. Ngoài những ưu điểm nổi bật về sản phẩm thì mạ PVD còn được đánh giá cao trong bảo vệ môi trường, giá cả lại hợp lý bởi công nghệ này có thể không sử dụng vàng thật mà vẫn có thể tạo ra được lớp mạ sang trọng, lịch lãm. Công nghệ mạ vàng PVD thật sự được đánh giá rất tốt, nhưng mỗi một công nghệ đều có một ưu điểm nổi bật riêng biệt, tùy thuộc vào sản phẩm và chi phí mà bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp mạ vừa ý nhất.

Các trang sức được làm từ vàng PVD, mạ vàng PVD giá bao nhiêu?

Với nhiều đặc điểm ưu việt nên công nghệ mạ vàng PVD đang được sử dụng trên rất nhiều các loại sản phẩm, đặc biệt là những món đồ trang sức. Mang lại vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm lại bền, đẹp nên những trang sức được mạ vàng PVD ngày càng chiếm lĩnh vị thế trên thị trường.

Hiện nay, khi bạn thực hiện mạ vàng cho trang sức thì dù là những món đồ nhỏ xinh như dây chuyền, nhẫn, vòng tay hay thậm chí đến những chiếc đồng hồ vẫn có thể áp dựng được công nghệ mạ vàng PVD. Giá thành đối với những món đồ mạ vàng PVD tất nhiên sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mạ vàng thật, khi tính chi phí, giá cả của những trang sức mạ vàng thì người ta sẽ tính dựa theo diện tích, bề mặt hay thậm chí là thương hiệu sẽ mạ của trang sức đó.

Tùy từng món đồ trang sức cần mạ, mà chi phí mạ vàng sẽ được tính khác nhau, vì vậy để có thể biết được cụ thể, chính xác chi phí và giá cả khi mua những trang sức mạ vàng PVD thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp địa chỉ chuyên cũng cấp dịch vụ và sản phẩm mạ vàng để được tư vấn và báo giá cụ thể nhất cho sản phẩm mà bạn lựa chọn.

Làm sao để giữ cho những sản phẩm mạ vàng PVD luôn được như mới

Để giữ cho những sản phẩm mạ vàng luôn được như mới, bạn có thể làm theo một số mẹo sau đây:

  • Đối với những món phụ kiện hay đồ trang sức: Nếu bạn dùng sản phẩm thường xuyên thì cứ khoảng 3 đến 4 tuần bạn dùng bông mềm thấm vơi nước ấm để lau mồ hôi bám vào lớp mạ. Khi không sử dụng nữa bạn nên lau chùi sản phẩm bằng bông để loại bỏ mồ hôi còn bám lại và cất sản phẩm cũng với một miếng bông.
  • Đối với những đồ dùng nội thất, hay các phụ tùng ô tô, xe máy: bạn có thể lau, chùi, vệ sinh định kì hằng tháng để giữ sản phẩm luôn được sang trọng.

Bài viết vàng PVD là gì, có tốt không, có nên mạ vàng PVD không? đã giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về một công nghệ mạ vàng hiện đại. Trước vẻ đẹp sang trọng, quý phái của những món đồ dùng được mạ vàng sáng lấp lánh chắc chắc sẽ khiến bạn không thể rời mắt nhưng từ lúc này bạn sẽ không còn phải đắn đo khi lựa chọn.