Nợ xấu là gì? Có xóa nợ xấu được không, mất bao lâu?

Theo bạn, nợ xấu là gì? Nếu bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu thì có thể xóa nợ xấu được không? Thời gian xóa nợ xấu mất bao lâu? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa nợ xấu là gì

Nợ xấu là một khái niệm dùng để ám chỉ những khoản tiền vay nợ tại một số đơn vị cho vay tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính… Hết thời hạn thanh toán nhưng khách hàng vẫn không đủ khả năng thanh toán hết toàn bộ số tiền đã vay (gốc + lãi). Hoặc hết thời hạn vay trên 3 tháng, bắt đầu tính từ ngày đầu tới hạn trả tiền vay.

Những khoản nợ xấu hiện tại hoặc một số khoản tiền vay đã phát sinh trong thời gian trước đó, kể cả khi bạn đã thanh toán đầy đủ tiền nhưng trong lịch sử giao dịch vẫn còn lưu lại thông tin “nợ xấu”.

Như vậy sẽ vô tình đánh  “1 thẹo” vào điểm số xếp hạng tín dụng của khách hàng. Hoặc bị liệt vào danh sách đen, cấm cho vay tiền tại một số ngân hàng hay công ty tài chính.

Điều đó dẫn đến việc mua hàng thanh toán bằng hình thức trả góp sẽ tương đối khó khăn đối với khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu. Hoặc lịch sử thanh toán tín dụng trước đây còn lưu lại một số thông tin “bất lợi”, khiến cho việc vay mượn tiền tại các công ty tài chính sẽ gần như là không thể xảy ra.

Mặt khác, khái niệm về “nợ xấu” là xuất phát từ một quy định được ban hành bởi ngân hàng nhà nước Việt Nam. Còn về khoản nợ tín dụng là do một tổ chức trực thuộc NHNN Việt Nam quản lý, với tên đầy đủ là Credit Information Center (tên gọi tắt là CIC). Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Trung tâm thông tin về tín dụng.

Tổ chức này sẽ chuyên lưu trữ, phân tích và thống kê các số liệu về thẻ tín dụng của khách hàng, quản lý dựa theo sự chỉ thì từ phía NHNN Việt Nam.

Những lý dó khiến cho khoản nợ xấu luôn phát sinh:

  • Thường hay mua hàng bằng hình thức trả góp thông qua thẻ tín dụng tại một số cửa hàng, siêu thị. Đến khi trả tiền vay thì lại thiếu và không đúng hạn trả như đã thỏa thuận lúc ban đầu.
  • Dùng thẻ tín dụng không có kế hoạch, tiêu xài hoang phí khiến bản thân không còn khả năng thanh toán tiền vay cho phía ngân hàng đúng theo thời hạn quy định.
  • Dùng thẻ thấu chi và trừ dần theo mức lương gửi vào tài khoản ngân hàng. Nhưng do chi tiêu quá nhiều khiến cho việc thanh toán tiền nợ gặp “vấn đề” và không có khả năng trả nợ, dẫn đến sinh ra nhiều khoản nợ quá thời hạn.
  • Đối với những khoản phí bị phía cho vay “phạt” vì lý do thanh toán tiền không đúng hạn định hoặc vượt quá thời gian thanh toán khoản nợ. Người vay tiền vẫn cố tình quên, hoặc tỏ ra không biết, hay cương quyết không đồng ý về khoản phí này. Lâu dần khiến cho mức phí đó sẽ “từ từ” bị chuyển thành một khoản tiền nợ thuộc dạng quá hạn.
  • Khách hàng cố tình không chịu trả nợ, kiếm cớ tranh cãi về những khoản tiền lãi phát sinh từ số tiền đã vay. Như vậy khoản tiền vay mượn sớm muộn cũng sẽ quá hạn và chắc chắn vị khách hàng đó sẽ được liệt vào nhóm nợ xấu.

Có thể thấy rằng, những nguyên dẫn khiến cho khoản vay được sinh ra và dẫn bị chuyển thành nợ xuất, đa phần là do người dùng gây ra. Khi đã bị “liệt” vào danh sách đen của ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính thì chắc chắn khách hàng “đó” sẽ không bao giờ được vay vốn hoặc vay tiền thêm lần nào nữa.

Và đây cũng là một quy định nằm trong điều kiện cho vay tiền của một số cho vay tín dụng hiện nay.

Xem thêm: Bị dính nợ xấu ngân hàng có mua hàng trả góp được không

Khoản nợ xấu bao lâu thì được xóa?

Khi bạn đã từng vay vốn ở ngân hàng hoặc các công ty tài chính thì mọi thông tin về hô sơ, thanh toán nguồn vay sẽ được lưu trự lại trong hệ thống của CIC. Đây được xem là bộ não cung cấp những thông tin, số liệu về người vay cho phía Ngân hàng, công ty tài chính.

Nợ xấu là gì ? có xóa nợ xấu được không, mất bao lâu ?
Nợ xấu là gì ? có xóa nợ xấu được không, mất bao lâu ?

Từ đó, sẽ xác định được mức độ uy tín và khả năng có thể thanh toán tiền vay từ phía người dùng, giúp giảm thiểu rủi ro bị quịt nợ hoặc hạn chế tình trạng “nợ xấu” gia tăng.

Thường thì khi đánh giá về thang bậc nợ xấu của người vay tiền, ta sẽ có 5 nhóm nợ như sau:

  • Nhóm thứ 1

Đây là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Tức là những khoản nợ vẫn còn hạn thanh toán, và phía bên cho vay đánh giá là có thể thu hồi tiền đầy đủ, không sợ bị trễ hạn.

Hoặc một khoản nợ phát sinh đã quá hạn thanh toán, nhưng trong 10 ngày trở lại vẫn có thể thu tiền của người vay, đầy đủ tiền vay lẫn lãi.

  • Nhóm thứ 2

Đây chính là nhóm nợ cần phải chú ý. Tức là người tiêu dùng vay tiền nhưng quá hạn thanh toán, kéo dài từ ngày thứ 10 tới ngày thứ 90.

  • Nhóm thứ 3

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. Tức là người dùng có một khoản nợ quá hạn, tính từ ngày thứ 90 tới ngày thứ 180.

  • Nhóm nợ thứ 4

Nhóm nợ nghi ngờ. Tức là người dùng có một khoản nợ quá hạn, kéo dài trên 360 ngày. Hoặc sau khi bị bắt trả khoản nợ được cơ cấu lại nhưng vẫn quá hạn từ 90 ngày trở xuống.

  • Nhóm nợ thứ 5

Nhóm nợ có tỉ lệ mất vốn siêu cao. Tức là người dùng có số tiền nợ quá hạn phát sinh trên 360 ngày vẫn chưa thanh toán. Hoặc sau khi cơ cấu lại thành một khoản nợ mới nhưng vẫn trả đúng hạn, kéo dài từ ngày thứ 90 trở đi.

Thời gian xóa nợ xấu mất bao lâu?

Dựa theo số liệu từ 5 nhóm “nợ xấu” nêu trên. Những ai trả tiền nợ quá hạn dưới 10 ngày thì có khả năng được vay tiền tiếp vào những đợt sau. Còn với nhóm nợ thứ 2 thì ít nhất sau 1 năm thì mới được phép cho vay tiền tiếp.

Còn nhóm nợ thứ 3, 4, 5 thì xác suất được vay tiền tiếp là cực kì khó luôn nhé. Và thời gian xóa nợ xấu sẽ là từ năm thứ 6 trở đi.

Do đó, khi vay tiền các bạn nhớ đừng nên để nợ tiền và quá thời hạn thanh toán nhé. Để hạn chế bị “liệt” vào nhóm nợ xấu và còn gặp nhiều khó khăn trong những lần vay tiền sau này.

Những ngân hàng Việt Nam như OCB, Nam Á Bank, VIB, GP Bank,… có thể xem xét cho khách hàng tiếp tục vay tiền (kể cả khi đang trong diện nợ xấu). Nhưng với những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam thì không bao giờ có vụ bạn được vay tiền tiếp, khi đang mắc nợ xấu đâu nha.

Nếu bạn xác định vay tiền được thì phải nhắm chắc bản thân có khả năng trả tiền vay đúng thời hạn hay không. Hãy thật cẩn thận trước khi quyết định vay tiền nhé.

Muốn xóa nợ xấu phải làm gì?

Việc xóa nợ xấu là điều mà ai cũng quan tâm, vì đôi khi họ kẹt tiền xoay để kinh doanh và cần phải kiếm một khoản khác để bù đắp. Nhằm giúp hạn chế tình trạng bị liệt vào nhóm nợ xấu, các bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây nha:

  • Những khoản vay từ 10 triệu VNĐ trở xuống, bạn nhớ thánh toán đầy đủ. Vì theo luật định đưa ra, những khoản tiền vay dù có quá hạn nhưng số tiền vay chỉ từ 10 triệu VNĐ trở xuống, khi đã được tất toán xong thì sẽ không được lưu lại trong lịch sử tín dụng.
  • Cố gắng kiếm đủ tiền để tất toán những khoản tiền vay 10 triệu trở lên, càng nhanh càng tốt. Vì hệ thống sẽ cập nhật lịch sử tín dụng theo từng tháng. Những ai nằm ở nhóm nợ xấu thứ 2 hãy cố gắng trả đầy đủ thì sau 1 năm sẽ được xóa nợ xấu ra khỏi hệ thống lưu trữ tín dụng (CIC).
  • Nhớ đăng ký nhận những thông báo về tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế để khoản nợ xấu từ nhóm thứ 2 dần dần rớt xuống vào nhóm 3, 4, 5. Thì lúc này để xóa nợ xấu phải mất hơn 5 năm lận đó.
  • Khi bạn quyết định vay tiền, vay vốn thì hãy xem coi năng lực “thanh toán” của bạn có không? Nhớ tính toán các khoản thu nhập mà bạn kiếm được hàng tháng, rồi xem tình hình mỗi tháng có phát sinh thêm thứ gì không và nhớ thủ sẵn phương án dự phòng nha.
  • Đừng nên quá ham mua sắm những thứ không cần thiết thông qua hình thức vay tín chấp, vay trả góp bằng thẻ tín dụng,… Vì đa phần những khoản vay này sẽ vô tình khiến bạn bị liệt vào nhóm “nợ xấu”. Chưa hết, khoản tiền vay kiểu này thường lãi rất cao, phí phạt cũng cao nữa,… Khi nào có tiền thì hãy mua sắm, còn không thì nên kiềm chế bản thân lại.
  • Nếu bạn bị dính vào nhóm “nợ xấu” thì hãy bình tĩnh tìm cách trả nợ càng nhanh càng tốt nghen, để có thể xóa nợ xấu ra khỏi lịch sử tín dụng nhanh nhất có thể. Đây giống như điều kiện để giúp bạn có thể vay vốn, vay tiền cho những lần tiếp theo.

Đó là tất cả những gì mà bọn mình muốn chỉa sẻ đến các bạn. Thông qua bài viết “nợ xấu là gì, có xóa nợ xấu được không, mất bao lâu” . Mình hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích, cũng như cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định vay tiền trả góp, để tránh bị rơi vào nhóm “nợ xấu” của các ngân hàng, công ty tài chính nha.

Có thể bạn quan tâm: