Bị dính nợ xấu có mua trả góp điện thoại được không?

Bạn đã từng vay tiền và bạn không có khả năng chi trả đúng thời hạn. Bây giờ bạn sẽ làm gì để có thể trả nợ, hoặc là xin gia hạn thêm, hoặc là xin tiếp tục vay tiền. Nhưng trong trường hợp này bạn đã bị ngân hàng cho vào sổ đen và quy vào nhóm nợ xấu. Vậy, bị dính nợ xấu có mua trả góp điện thoại được không?

Nợ xấu là gì?

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ này chưa? Và bạn có thắc mắc ý nghĩa của cụm từ nợ xấu không? Chắc hẳn khi nghe qua đã để lại ấn tượng không tốt, và cụm từ này đưa người ta đến một khái niệm dễ hiểu là ai bị gắn hai từ nợ xấu nghĩa là đã mắc nợ rồi, đã là con nợ rồi.

Thật ra, ở lĩnh vực vay vốn tại các ngân hàng, các công ty tín dụng thì nợ xấu chẳng có gì xa lạ, và cũng không hề xấu. Cụm từ này để chỉ những khoản vay chưa trả lãi hoặc trả gốc khi đã quá một hạn mức nào đó.

Theo Phòng Thống Kê – Liên Hợp Quốc, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi:

– Hợp đồng vay đã quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày.

– Các ác khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận.

– Các khoản vay phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.

Theo định nghĩa chuyên ngành bên Ngân hàng thì người ta chia các khoản ghi nợ thành 5 nhóm riêng biệt như sau:

– Nhóm 1, bao gồm các trường hợp nợ đủ tiêu chuẩn và chủ nợ (tức là bên cho vay, ở đây là ngân hàng) có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ là quá hạn, và trong trường hợp quá hạn từ 1 ngày đến dưới 10 ngày vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn sẽ chịu phạt lãi quá hạn 150%.

– Nhóm 2, là bao gồm tất cả các trường hợp nợ cần chú ý, quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày.

Bị dính nợ xấu có mua trả góp điện thoại được không?
Bị dính nợ xấu có mua trả góp điện thoại được không?

– Nhóm 3, bao gồm các trường hợp cá nhân hoặc tổ chức có các khoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày. Các trường hợp nợ này gọi chung là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

– Nhóm 4, là nhóm nợ có nghi ngờ. Trường hợp của nhóm này bao gồm các khoản nợ đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

– Nhóm 5 là các khoản nợ đã quá hạn trên 360 ngày. Đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn cao.

Như vậy, nếu xét tổng thể trong 5 nhóm trên thì nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng xếp vào 3 nhóm là nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Hay nói cách khác thì nợ xấu là khoản nợ đã quá hạn trả lãi và trả gốc vượt quá 90 ngày. Nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố là khoản nợ đã quá hạn trên 90 ngày và các trường hợp này có khả năng trốn nợ do không đủ khả năng trả nợ.

Theo quy định của các ngân hàng thương mại thì sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng đã vay hoặc chuẩn bị vay để hoạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nếu bạn bị dính nợ xấu thì bạn có được vay nữa không? Có được mua trả góp không?

Xem thên: Nợ xấu nhóm 3 bao lâu được xóa

Bị dính nợ xấu có mua trả góp điện thoại được không?

Điều kiện để mua trả góp

Hiện nay, hình thức mua trả góp đã trở nên phổ biến trên khắp các tỉnh thành nước ta. Bạn dễ dàng sở hữu một món đồ có giá trị cho riêng mình như xe máy, điện thoại, laptop,.. hay một sản phẩm gia dụng cho gia đình như tivi, tủ lạnh, máy giặt,… mà không cần trả hết toàn bộ tiền của sản phẩm đó.

Đây gọi là hình thức trả góp. Bạn chỉ cần trả trước một phần nào đó giá trị của món hàng. Số tiền còn lại sẽ được chia ra trả thành nhiều đợt, có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng. Và việc trả góp này sẽ do một công ty tài chính hoặc một ngân hàng nào đó đứng ra làm việc với bạn ngay tại cửa hàng mà bạn mua sản phẩm.

Rất nhiều các tổ chức tín dụng ra đời với những ưu đãi quá tuyệt vời cho người dân như mua trả góp 0 đồng, vay vốn nhanh không cần thế chấp, xét duyệt hồ sơ trong vòng 30 phút,… Vậy, để có thể mua trả góp bạn cần những điều kiện gì?

Thứ nhất, phải có giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu.

Thứ hai, bạn phải chứng minh được mức thu nhập của mình để biết được khả năng trả góp hàng tháng của bạn như bảng lương. Tuy nhiên, một số công ty tài chính cũng không quan tâm đến vấn đề này lắm.

Ngoài ra, cũng có thể bạn được yêu cầu xuất trình hóa đơn tiền điện, tiền internet trong 3 tháng gần nhất.

Sau đó, bạn sẽ được thảo qua hợp đồng về các điều khoản vay, số tiền phải trả trước, số tiền đóng định kỳ và cả lãi suất.

Tuy nhiên, với những trường hợp đã dính nợ xấu thì sao?

Bị dính nợ xấu có mua trả góp được không?

Trước tiên, bạn phải xác định mình thuộc trường hợp nợ của nhóm nào trong 5 nhóm đã liệt kê bên trên. Bạn cần phải biết một điều là thông tin của bạn khi vay vốn đã được lưu trữ trong kho dữ liệu của CIC. Bất cứ tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào khi bạn đến vay vốn đều sẽ nắm được thông tin của bạn, kể cả bạn đã dính nợ xấu. Do đó, nếu đã dính nợ xấu thì bạn sẽ không được vay vốn tiếp tục dù ở bất kỳ đâu.

Nếu bạn đang thuộc nhóm 1 thì không có gì đáng nói, nhưng từ nhóm 2 trở đi thì khả năng không vay được vốn là rất cao. Trong trường hợp bạn ở nhóm 2 thì cũng có thể sẽ có một vài công ty tài chính xét duyệt cho bạn vay khi họ đã xem xét kĩ tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của bạn trong thời gian sắp tới.

Nếu bạn thuộc nhóm nợ xấu 3, 4 hoặc 5 thì chắc chắn không có ngân hàng hay công ty tài chính nào cho bạn vay cả. Bạn phải đợi sau thời gian 5 năm thì mới được vay tiếp.

Như vậy, nếu dính phải nợ xấu thì bạn không thể mua trả góp bất cứ món hàng nào, kể cả điện thoại.

Làm gì để tránh nợ xấu?

Cách tốt nhất để tránh nợ xấu là phải xem xét khả năng tài chính trước khi vay mượn nợ. Nếu thật sự cần thiết thì hãy vay. Và sau khi vay hãy cố gắng làm việc thật tốt, tìm cách trả hết cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nếu bạn là người có ý định vay vốn hay mua trả góp thì bạn cần phải cân nhắc thật kĩ nhu cầu, khả năng của mình.

Trước tiên, phải cân nhắc tài chính của mình. Mức thu nhập hằng tháng của bạn là bao nhiêu, chi phí sinh hoạt một tháng là bao nhiêu, số dư bao nhiêu. Đặt trường hợp bạn mua trả góp một món đồ nào đó thì mỗi tháng bạn có đủ chi trả không?

Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính uy tín. Hiện nay có rất nhiều tổ chức cho vay tín dụng, vay trả góp nhưng cũng chính những tổ chức này lợi dụng điểm sơ hở của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt khách hàng phải trả những khoản vay từ trên trời rơi xuống.

Thông thường sẽ chẳng ai biết trước được mình sẽ dính nợ và trầm trọng hơn là nợ xấu. Do đó, chính bạn hãy là người tư vấn viên tài chính tốt nhất cho chính mình. Đừng để dính vào nợ xấu vì bị dính nợ xấu sẽ không mua trả góp điện thoại hay bất cứ thứ gì được đâu nhé!

Có thể bạn quan tâm: